TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM CỦA CÔNG TY KHCN HOÀN VŨ
Ngày đăng: 09/04/2019
(VSA - 09.04.2019) Đoàn công tác Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã đến thăm và làm việc với ông Bùi Xuân Hoàng (Henry Bùi) - người sáng lập Trung tâm Phân tích Công nghệ cao Hoàn Vũ. Với diện tích rộng rãi, mặt bằng khang trang trên phố Tố Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm là phòng kiểm nghiệm kỹ thuật hiện đại và uy tín hàng đầu tại Việt Nam.Là một kỹ sư tốt nghiệp Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Henry Bùi đã có kinh nghiệm gắn 30 năm trong lĩnh vực thiết kế thiết bị khối phổ. Hắu hết các thiết bị này hiện đểu có mức giá trung bình từ 100.000 - 200.000 USD. Khi trở vể Việt Nam, ông nhận thấy, do hạn chế vể kinh phí đắu tư nên Việt Nam ít có cơ hội sử dụng những thiết bị này, dù chúng rất hiệu quả trong quá trình phân tích kiểm tra chất lượng hàng hóa, nông thủy sản, thực phẩm, dược phẩm... ông đã thiết kế và lắp đặt máy sắc ký ghép khối phổ GC-QMS hội tụ nhlểu ưu điểm: kích thước nhỏ gọn chỉ bằng 1/3 so với máy thông thường, giá thành khoảng 30.000 USD nhưng vẫn đạt độ chính xác tương đương, "trên 90%", như ông khẳng định.
Tháng 4/2007 ông quyết định thành lập Trung tâm Phân tích Công nghệ cao Hoàn Vũ với 100% vốn đáu tư nước ngoài. Bằng bề dày kinh nghiệm và lòng yêu nghề, với việc sở hữu những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhất, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghể, sự cộng tác mật thiết của các chuyên gia đáu ngành trong lĩnh vực phân tích ở Việt Nam và nước ngoài, Trung tâm đã khẳng định được vị thế của mình.
Ông Bùi Xuân Hoàng (Henry Bùi) - người sáng lập Trung tâm Phân tích Công nghệ cao Hoàn Vũ
Qua chặng đường hơn 10 năm để tạo nên những dấu mốc riêng, Trung tâm Phân tích Công nghệ cao Hoàn Vũ được ghi nhận là đơn vị kiểm nghiệm tiên phong, hiện đại, đáng tin cậy tại Việt Nam trong việc xác định độ tinh khiết, nguồn gốc và tính xác thực của các loại thực phẩm, nông sản, thủy hải sản, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm công nghiệp, môi trường, dược phẩm, phân bón vể các chỉ tiêu kháng sinh, dinh dưỡng, dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh, kim loại nặng, vi sinh, giám định hàng thật, nông sản hữu cơ,...
Ông Hoàng cho biết: "Mỗi sản phẩm, thực phẩm đểu có một chỉ số đồng vị bển khác nhau, thông qua quá trình phân tích bằng các thiết bị, máy móc sẽ xác định nguồn gốc địa lý, quy trình thực vật, đất và quy trình bón phân, những gian lận pha trộn trong sản phẩm".
Quy trình kiểm nghiệm tại các phòng phân tích của Trung tâm được tiến hành rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hay các tiêu chuẩn quốc tế khác sẽ được lấy mẫu bất kỳ, mã hóa và niêm phong, bảo quản trước khi tiến hành kiểm định an toàn thực phẩm và xác thực nguồn gốc thực phẩm. Điểu này cho phép theo dõi, nhận diện được thực phẩm từ quá trình sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm đó. Nếu thực phẩm đáp ứng chỉ tiêu mới có thể nhận báo cáo Chứng nhận xuất khẩu.
Trung tâm đã được chứng nhận là phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005 và hệ thống phán mềm quản lý LIMS (Laboratory Information Management Systems) của EPA/FDA Hoa Kỳ từ khâu nhận mẫu đến khâu trả kết quả. Bên cạnh hoạt động phân tích, kiểm tra sản phẩm Trung tâm còn thực hiện các tư vấn xây dựng phòng thí nghiệm hoá, hoá lý, vi sinh và tư vấn xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 cho các đơn vị có yêu cẩu.
Ông Hoàng chia sẻ: “Trung tôm có 39 kỹ thuật viên phân tích và rất nhiêu máy móc hiện đại, trong đó có 12 thiết bị sác ký khí và máy sác ký lỏng cao áp ghép khối phổ, có thể kiểm tra hơn 800 thông số của thực phẩm, thức ân chân nuôi và hàng tiêu dùng. Thí dụ, trong nám vừa qua, phòng thí nghiệm đã kiểm nghiệm cho hơn 20.000 tấn mật ong từ khắp cả nước, giúp thông quan xuất khẩu khoảng 80-90% mật ong cùng rởt nhiểu sản phẩm nồng sản như: thanh long, chanh dây,..xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU".
Một số hình ảnh trong phòng thí nghiệm
Với cam kết đảm bảo ở mức cao nhất về sự minh bạch và chất lượng dịch vụ, phòng thí nghiệm Hoàn Vũ đang là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn như Unilever, Trung tâm Hợp tác vể An toàn thực phẩm và Nước uống NSF (National Sanitation Foundation), hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt Nam CO-OP Mart,... vể định hướng phát triển trong thời gian tới ông Hoàng mong muốnTrung tâm sẽ tiếp tục phát triển, ứng dụng thêm nhiểu tiến bộ KHCN để trở thành phòng kiểm nghiệm phân tích đáng tin cậy nhất tại Việt Nam và sẵn sàng là cẩu nối cho các nông thủy sản của Việt Nam với thị trường quốc tế cao cấp.
Ông trăn trở: "Muốn vươn khơi phải có thuyên lớn, thuyền nhỏ không thể tiến ra khơi xa. Vậy đã đến lúc Việt Nam làm công nghệ cao hay chưa?".
Trước xu thế phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, truy xuất nguổn gốc là điểu kiện tất yếu để sản phẩm nuôi biển Việt Nam tiến vào thị trường thế giới. Chủ tịch VSA Nguyễn Hữu Dũng đưa ra ý kiến vể việc Trung tâm xây dựng bộ dữ liệu xác thực nguồn gốc các loài nuôi biển chủ yếu ở Việt Nam dựa trên phương pháp tỉ lệ đổng vị để làm căn cứ phân biệt nguồn gốc cá nuôi Việt Nam, nhằm giảm thiểu những tranh chấp thương mại, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nuôi biển.
Điều đáng lưu ý là hiện nay việc truy xuất nguổn gốc cho các hải sản nuôi là hướng tiếp cận hoàn toàn mới mẻ, chưa có bộ dữ liệu tiêu chuẩn cụ thể xác thực cho từng loài nuôi, vùng nuôi. Vì vậy, rất cẩn xây dựng bộ tiêu chí phân tích cụ thể cho từng loài nuôi chủ lực. Ví dụ: loài cá hổng Mỹ được nuôi ở vùng biển của Việt Nam có tỷ lệ đổng vị bền khác với cá được nuôi ở vùng biển Trung Quốc, Đài Loan.
Ông Hoàng (người ngồi ngoài cùng bên phải) tại seminar vế thiết bị máy sắc ký ghép khối phố' GC-QMS, mử đáu họp tác giữa Công ty Hoàn Vũ với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. Ảnh: Thanh
Thêm vào đó, quy trình truy xuất là yếu tố then chốt đảm bảo cho sựthành công và tin cậy của một hệ thống truy xuất. Đối với những thị trường "khó tính" như EU, Mỹ, Australia,...thì truy xuất nguồn gốc là một phẩn quan trọng của hệ thống tiêu chuẩn về hàng hóa nhập khẩu, đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nuôi biển với truy xuất nguổn gốc. Đây là xu thế tất yếu để ngành nuôi biển phát triển bển vững. Để các sản phẩm xuất khẩu đáp ứng các chỉ tiêu an toàn thực phẩm thì liên kết chuỗi từ tất cả các khâu, sử dụng con giống, nguồn thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, quy trình đóng chế biến, đóng gói,... đểu phải đạt tiêu chuẩn. Điểu này đặt ra yêu cáu ứng dụng thiết bị khoa học công nghệ hiện đại để chuỗi sản xuất được công khai, minh bạch; nâng cao uy tín sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
Chia tay, không thể thiếu những cái ôm chân thành cùng những lời chúc nhau một năm mớl nhiểu bước tiến mới của những người cùng chung chí hướng vươn khơi, là tấm gương động viên cho thế hệ trẻ học tập, vươn tới./.
Bài và ảnh: Dương Thị Huyền Ngân
Tin tức liên quan
- Lenger và việc xây dựng chuỗi giá trị ngao Nam Định 21/02/2020
- Trang trại Ideal Fish: Mô hình nuôi trồng thủy sản tuần hoàn thành công 30/01/2019
- MARITEC và sự nghiệp công nghiệp hóa nuôi biển 02/04/2021
- PGS. TS. VÕ SĨ TUẤN - HIỆP SĨ ĐẠI DƯƠNG 03/12/2020
- NGUYỄN THU HỒNG: Hiệp sĩ Chả cá Kamaboko Việt 19/11/2020
Quý khách vui lòng nhập Email và gửi về cho chúng tôi:
Liên hệ tin bài, quảng cáo:
Email:thunm.vsp@gmail.com
Phone:0983.922.298