Lồng nuôi HDPE và bí quyết thành công của Hoàng Văn Hợi
Ngày đăng: 19/11/2019
(VSA, 19/11/2019) Lổng HDPE và công nghệ nuôi cá biển của Na Uy được du nhập vào VN từ khá lâu, tuy nhiên giá thành lại cao, chưa phù hợp với khả năng đầu tư của các hộ nuôi ở nước ta. Làm thế nào dể có thể tiếp thu và áp dụng được công nghệ nuôi lổng tiến tiến này một cách có hiệu quả cao mà lại phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam?Đây là câu hỏi của nhiều người, trong đó có kỹ sư trẻ Hoàng văn Hợi. Câu hỏi này đến vói anh khi vừa tốt nghiệp Đại học Vinh về công tác tại phân viện Bắc Trung Bộ của Viện nghiên cứu nuôi trổng thủy sản I, năm 2007.
Hổi đó, khi vừa mói về cơ quan nhận việc được 3 ngày thì anh đã có chuyến đi công tác đầu tiên và may mắn là được theo đoàn của Viện ra lắp đặt lổng nhựa HDPE cho bộ đội Trường Sa. Sau chuyến đi đó, anh lại được cơ quan giao cho điều hành trại nuôi lổng biển ở khu vực đảo Ngư (Cửa Lò, Nghệ An) trong mây năm liền. Điều đó như một cơ duyên gắn anh với biển và nghề nuôi cá biển, với những ấp ủ và khát vọng làm sao để có thể cải tiến, sáng chế ra nhiều những cái lổng nuôi phù hợp nhất để giúp cho người dân đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Để có thể tự mình tìm ra lời giải, từ năm 2008, vợ chổng anh đã thành lập Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản để có thể chủ động vừa kinh doanh dịch vụ nghề nuôi vừa từng bước đầu tư cho việc nghiên cứu sản xuất lồng nuôi theo phương châm lấy ngắn nuôi dài.
Không ngừng học hỏi và kiên trì nghiên cứu, Hoàng Vãn Hợi đã thực hiện nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công hệ thống bơm tự làm sạch nưóc cho nuôi trồng thủy sản. Sáng chế này đã được giả thưởng sáng tạo khoa học công nghệ (KHCN) của UBND tỉnh Nghệ An năm 2017 vì nó đảm cung cấp sạch cho nuôi trồng thủy sản; Giảm 70% chi phí hóa châ't xử lý nước; Giảm chi phí nhân công vệ sinh lọc, ao nuôi; Giảm diện tích ao lắng trong trại nuôi; Thời gian bom nước chủ động (không phụ thuộc thủy triều; Tuổi thọ công trình cao; Giảm thiểu tồn dư hóa châ't trong ao nuôi và góp phần ổn định nghề nuôi, tạo sản phẩm an toàn, cảnh quan bãi biển.
Nhưng thành công quan trọng nhất của Hoàng Văn Hợi và công ty là đã nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công lổng nuôi cá bằng nhựa HDPE trên biển và vùng lòng hổ với chi phí thấp. Sáng chế này đã được Giải thưởng sáng tạo KHCN Nghệ An năm 2013 và được Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam cấp bằng sáng chế độc quyền. Hệ thống lông nuôi cá trên hồ được đã chuyển giao và ứng dụng rộng rãi trên cả nưóc và cả ở Lào và Căm Pu Chia.
Công ty cũng đã cung câp, lắp đặt hệ thông lồng nuôi cho Tập đoàn Mavin (Ôxtrâylia) ở Hổ thủy điện Hòa Bình, Tập đoàn TH ở Nghĩa Đàn, Nghệ An ... Đáng nói nhât là lổng nhựa nuôi biên HDPE của Hoàng Văn Hợi đã được cung cấp và lắp đặt cho cho Viện Nghiên cứu Hải sản nuôi cá ngừ đại dưomg tại Khánh Hòa, Viện Nghiên cứu Nuôi trổng thủy sản III tại vùng biển đảo Hòn Mê tỉnh Thanh Hóa và nhiều doanh nghiệp hộ dân ở các tỉnh phía Nam như công ty An Hải, Phú Yên; Công ty Thiên Long ở Ninh Thuận; Trung tâm ứng dụng công nghệ ở Khánh Hòa...
Lồng tròn HDPE được lắp đặt tại Hòn Mê, Thanh Hóa
Lồng nuôi nhựa HDPE của Hoàng Văn Hợi là một sự tiếp thu kĩ thuật và công nghệ của Na Uy nhưng có cải tiến nhiều để phù họp vói điểu kiện Việt Nam. Nhằm tăng độ dẻo, sức bền và khả năng chịu va đập của ống HDPE, Hoàng Văn Hợi và cộng sự đã nghiên cứu gia cường thêm một sô' phụ gia khi đặt hàng cho nhà sản xuất. Đáng kể nhất là cải tiên hệ thống neo và phao. Hệ thông neo, thay bằng kim loại như của Na Uy, đã được chế tạo cải tiến, phao neo bằng nhựa HDPE. Hệ thông neo tự động điều chỉnh cho lổng lên xuôhg theo mực nước thủy triều và độ cao của sóng. Phao hệ thông lổng nuôi của Hoàng Văn Hợi không sử dụng composit mà hoàn toàn chế tạo bằng nhựa HDPE để gia cường hấp thu sức bền, chịu đượcc sóng va đập. Cải tiến quan trọng của hệ thông lổng nuôi này là thiết bị điều khiển chìm để tránh bão. Thiết bị và quy trình đơn giản hơn nhiều so vói hệ thông lồng của nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo an toàn để có thể chịu được sông cấp 12 -13 Thành công của Hoàng Văn Hợi trong việc thiết kế chế tạo lồng nhựa không chỉ đơn thuân về kĩ thuật và công nghệ mà râ't đáng quan tâm là vê' cơ bản đã được nội địa hóa; Trừ lưới, còn lại toàn bộ vật liệu, thiết bị đều của Việt Nam sản xuât. Nhờ đó, mức đầu tư đã hạ xuống rất nhiều, chỉ khoảng 30%, so vói nhập ngoại trong lúc các tiêu chuẩn chât lượng vẫn đảm bảo.
Ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở khoa học công nghệ Nghệ An đánh giá: Công trình nghiên cứu sản xuât lổng nuôi cá bằng nhựa HDPE theo công nghệ Na Uy của Hoàng Văn Hợi có tính ứng dụng cao, nuôi biển hay sông hồ đều được, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng đầu tư của các hộ nuôi thủy sản.
Ông Kha Văn Ót, dân tộc Thái, ở huyện Tương Dương, một hộ nuôi lổng bè HDPE ở lòng hổ thủy điện bản Vẽ cho biết thêm: Hệ thông lổng nuôi bằng nhựa HDPE của anh Hợi có giá thành ngang bằng lổng truyền thông nhưng tuổi thọ gâp nhiều lần, kích thưóc phù hợp vói điều kiện canh tác của hộ dân, to hoặc nhỏ đều thi công được, thuận tiện trong việc vận hành nuôi. Công ty anh Hợi làm việc rất tận tình, không những lắp lổng mà còn hướng dẫn bà con kĩ thuật nuôi rất chu đáo nữa.
Công nhân đang lắp khung lồng HDPE
Hiện nay, ngoài hàng chục thợ sản xuất, lắp đặt thiết bị ở xưởng còn có thêm hàng chục người gia công khâu lưới cho công ty của Hoàng Văn Hợi vói mức thu nhập từ 130.000 - 180.000 VNĐ/ngày/ người. Anh cho biết đã cô' gắng tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa tất cả các công đoạn để tăng năng suâìt lao động, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận được sản phẩm của công ty, phát triển được nghề nuôi, tạo ra nhiêu sản phẩm cho xã hội. Hoàng Văn Hợi tâm niệm, trước khi làm bâ't cứ việc gì cũng tự đặt mình là một người nuôi cá, vì vậy cần sản phẩm tô't, giá rẻ và hướng dẫn sử dụng tận tình cho bà con.
Thành công của Hoàng Văn Hợi và cộng sự mói chỉ là bước đầu nhung cho thây một bí quyết, hay là một tiền để cho phát triêh hiện nay là kết hợp giữa Nghiên cứu khoa học kĩ thuật vói Sản xuẩt và Kinh doanh. Vai trò của chất xám ngày càng quan trọng hơn đôi vói toàn bộ quá trình sản xuâ't kinh doanh. Đôi vói nghề nuôi biển, tri thức khoa học càng ngày càng cần thiết hơn nhiều.
Vói một tập thể không đông, chỉ có 15 người, công ty của Hoàng Văn Hợi hiện có 1 tiên sĩ, 8 thạc sĩ, 6 kĩ sư, và nhiều cộng tác viên khoa học. Vói những thành công và kinh nghiệm có được, tin chắc họ sẽ tiếp tục tham gia giải được nhiều câu hỏi khác được đặt ra từ thực tiễn của nghề nuôi biên.
Thảo Nguyên
Tin tức liên quan
- VMC Aqua Care khảo sát bệnh trên cá biển tại khu vực tỉnh Kiên Giang 08/06/2023
- GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HỘI ĐỒNG XUẤT KHẨU ĐẬU TƯƠNG HOA KỲ TẠI VIỆT NAM 26/07/2022
- PGS. TS. VÕ SĨ TUẤN - HIỆP SĨ ĐẠI DƯƠNG 03/12/2020
- Một ngư dân cho sinh sản và nuôi mực thành công 19/08/2023
- NGHỀ NUÔI NGAO GIÁ TẠI VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH VÀ BÀI HỌC TỪ TU HÀI 27/02/2019
Quý khách vui lòng nhập Email và gửi về cho chúng tôi:
Liên hệ tin bài, quảng cáo:
Email:thunm.vsp@gmail.com
Phone:0983.922.298